VIỆT NAM SỬ THI
GIÁC LƯỢNG TUỆ ĐÀM TỬ (Trọn bộ 6 quyển)
QUYỂN I
NGUỒN SỐNG XUẤT BẢN
1760 West Jensen Ave. Fesno, CA. 93706 – 4600 Mobile: (408) 896-8198 Email:
This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it
LỜI NÓI ĐẦU
Viết về lịch sử Việt Nam thì xưa nay đã có rất nhiều nhà viết sử, dù các bậc tiền bối đã viết với dạng nào: “Như bộ Việt Nam Sử lược của cụ Trần Trọng Kim” ; - “Đại Việt Sử ký Bản kỳ toàn thư của Ngô Sĩ Liên”; - “Đại Việt Sử ký tân biên của Ngô Thì Sĩ”; - “Đại Việt Sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu”; - “Việt Sử Tiêu Án của Ngô Gia Văn Phái Ngọ Phong Ngô Thì Sĩ”; Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của nhà thơ Mặc Giang”; - “Việt Nam Sử Ca (lục bát) của Ngọc Thiên Hoa”; - “Việt Nam Quốc Sử Hùng Ca của Cầu Móng NTTTLA”; v.v…- Và trang nhà “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt” v.v.… mà tôi đã hân hạnh được đọc và quan tâm theo đuổi, xét thấy trang nhà nầy có phần cập nhật nhiều chi tiết căn bản mà tôi đã dựa vào đây, thêm vào với nhiều tài liệu sử trong nhiều tác phẩm nêu trên mà tôi đã dùng để diễn đạt cho thi phẩm “Việt Nam Sử Thi” nầy, tôi cố gắng hoàn tất để đáp ứng nguyện vọng ước mong của mình qua những vấn đề mà tôi muốn đề cập đến như:
1)- “Thi Hoá Sử Việt”: Suốt chiều dài lịch sử Việt Nam từ thời Thượng cổ họ Hồng Bàng cho đến thời đại hiện kim…
2) – “Việt Lịch Hoá”: Đối chiếu với Tây lịch gần “Năm Ngàn Năm Văn Hiến Việt Nam” cho mỗi thời đại. (Việt lịch: Năm thứ nhứt, trước Tây lịch: 2879 năm)
3) – “Chi Tiết Hoá”: Nêu rõ thời gian của mỗi thời đại bằng Việt lịch và Tây lịch, trình bày chi tiết mỗi triều đại của 18 Vương Hiệu Hùng Vương và các vua, quan, các thời ấy v.v…
Nói như vậy không phải là từ xưa nay, không hoặc chưa có người “Thi hoá”, hoặc “Đối chiếu” hay là không có người viết “chi tiết”; Có, có rất nhiều, nhưng mỗi vị, mỗi nhà thơ thi hoá mỗi cách khác nhau, mỗi người mỗi vẻ; Còn đối chiếu thì chỉ có một số nào quan trọng họ nhắc thoáng qua mà thôi, còn toàn là dùng theo “Tây lịch”, làm cho nhiều người, đa số là quên hoặc chẳng biết gì về “Việt lịch” của dân tộc Việt chúng ta, chỉ nghe nói đại khái là “Bốn Ngàn Năm Văn Hiến Việt Nam”, hoặc nói Tổ Quốc Việt Nam ta có gần “Năm Ngàn Năm Văn Hiến”; Là Quốc lịch Việt, là nguồn gốc Việt; Là cội nguồn của dân tộc Việt mà chúng ta bỏ hẳn hoặc lơ là, không hề đề cập đến; Chúng ta là người Việt, sinh ra, lớn lên và sống trên đất nước Việt Nam, mà mấy ai cố tình dùng Việt lịch, chỉ quen dùng Tây lịch trên các văn kiện, văn thư hành chánh thông dụng, như thế là chúng ta đã bỏ mất gần ba ngàn năm Việt lịch của Tổ quốc, của dân tộc chúng ta, việc đó là thế nào ! ? -Thế là sao? Thưa quí vị ? - Tôi thắc mắc, cũng như đã có rất nhiều người thắc mắc như vậy. - Nhưng hỏi ai đây? - hỏi ai ? và ai đã có trách nhiệm trả lời cho người Việt chúng ta! - rồi cũng lại bỏ qua ! không hề nghĩ tới !
Chúng tôi học lịch sử từ nhỏ, và thỉnh thoảng cũng đọc đi đọc lại lịch sử Việt để ôn tập, để giữ gìn truyền thống quí báu, giá trị “Bốn Ngàn Năm, hay Năm Ngàn Năm Văn Hiến Việt Nam”, ngày lập quốc, năm khai sinh ra nước Việt, ai đã khai sinh và tính từ năm nào ? - Đọc sử, các Ngài tiền bối viết sử lưu lại đời đời, cho chúng ta biết: “Lạc Long Quân và Âu Cơ là Tổ sáng lập nước Việt, là thời đại họ Hồng Bàng, Kinh Dương Vương lập quốc vào năm 2879 trước Tây lịch, Quốc hiệu là Xích Quỷ”. Các Ngài viết sử lại dùng “Lịch Tây” làm chuẩn, để tính lùi lại cho tới đời Kinh Dương Vương, tức là “Năm Thứ Nhất Của Việt Lịch”. Tính để cho biết vậy thôi chớ không hề dùng “Việt lịch”. Đó chính là “Quốc Lịch Việt Nam” (năm 2879 tức là năm Nhâm tuất, năm thứ nhất Kinh Dương Vương lập quốc). Việt Nam ta đã có một nền văn hiến lâu đời như thế, Tổ lập quốc nước ta xưng là “Rồng và Tiên” (tức Cha Rồng Mẹ Tiên) mà con cháu sau nầy đã bỏ quên gốc nguồn Tộc Việt, bỏ năm lập quốc xây dựng giang sơn gấm vóc, lại đi dùng năm Chúa Jesus giáng sinh tức là họ dùng năm Tây lịch, do giặc Pháp đô hộ nước ta và áp đặt năm Tây lịch lên sử dân tộc Việt Nam ta từ đó đến nay, họ lại còn mỉa mai cho những thời kỳ trước Tây lịch, họ nói là trước công nguyên! - Thế là sao ? Công nguyên là thế nào? – Nghĩa làm sao vậy ? Công nguyên là sau gần 3000 năm của Việt lịch kia mà ! - Tại sao ta không dùng Việt lịch tính từ ngày lập quốc, lập nước Việt Thường, lập nước Văn Lang kể từ năm “Nhâm tuất” (Tr.Tl.2879 năm) kéo dài trong các thời đại của 18 thời Hùng Vương cho đến bây giờ là năm “Mậu tuất Việt lịch: 4897”năm, còn “Tây lịch chỉ có 2018” năm. Như thế, Việt Nam ta đã có một nền văn hiến lâu đời (Thượng cổ thời đại), tại sao chúng ta không lấy từ năm lập quốc cho đến ngày nay làm “Quốc Lịch Việt Nam” có phải là hợp lý, hợp tình, hợp “Nhân Bản Tính Việt Nam Quốc Tộc” hay không ? mà lại đi dùng lấy lịch của thực dân Pháp đô hộ nước ta, chỉ trong thời gian gần 100 năm cướp nước! Vì lẽ chúng ta quen tật rồi cứ nghĩ là chuyện tầm thường mà lơ đễnh bỏ qua, không cho là “Đạo Lý Việt Tộc”, phũ phàng Quốc Tổ Hùng Vương, đã khiến cho có nhiều người quên nguồn bỏ gốc, vong bản cuồng tâm, mê lầm phản Đạo (Đạo Tổ Tiên Ông Bà Cổ Đại Việt), họ đã có mưu đồ thủ đoạn, và lúc nào họ cũng tự hào vọng ngoại ! Do vậy, chúng tôi đã tìm cách tính Việt lịch đối chiếu Tây lịch suốt chiều dài lịch sử gần “Năm Ngàn Năm Văn Hiến Việt Nam”.
Tôi rất lấy làm hãnh diện và sung sướng được làm một người con dân nước Việt, có một lịch sử lâu dài như vậy. Một nước Việt Nam nhỏ bé nhưng có một dân tộc chí khí quật cường, có một tinh thần bất khuất, một ngàn năm bị giặc Tàu (Bắc phương) đô hộ, bắt dân tộc ta làm nô lệ, nhưng cũng đã nhiều lần bị đánh bật ra. Gần trăm năm giặc Tây (Đế quốc Pháp) đô hộ, cũng đã giải thoát gông cùm xiềng xích, đánh đuổi thực dân, thoát vòng kìm kẹp! Việt Nam đã giành được độc lập, tự chủ, thoát khỏi ách Tây, Tàu.
Đọc lịch sử Việt Nam, các vua Hùng dựng nước, nối tiếp truyền thống kiêu hùng, tinh thần bất khuất. Đất nước ta đời nào cũng có các nhà yêu nước, các bậc Anh hùng, nhiều bậc Sĩ phu giữ nước, nhiều kẻ sĩ bảo vệ giang san, từ thời Trưng Triệu cho đến thời Họ Khúc, rồi Đinh, Lê, Lý, Trần. Lê Lợi, Quang Trung Nguyễn Huệ v.v… và liên tiếp đến sau nầy không một người dân Việt Nam nào đã hay phũ phàng bán nước theo giặc, chỉ có những kẻ vô lương, vô thần, phản bội dân tộc như: Trần ích Tắc, Lê Chiêu Thống v.v…, lợi dụng quyền hành, tham danh theo giặc, nhất là giặc Pháp, giặc Tàu, cũng như trong thời đại hiện nay có lắm kẻ bán nước cầu vinh, làm cho đất nước điêu linh, dân tình thống khổ!
Trong khi tôi đang say sưa với mạch văn từ “Nguồn Văn Sử Liệu” của nhiều tác giả qua nhiều tác phẩm, hoặc qua nhiều trang nhà chú trọng về văn học lịch sử Việt Nam, tôi được biết rõ thêm về văn hoá Lương Chử do nhà khảo cứu văn học văn hiến Việt Nam Hà Văn Thuỳ giới thiệu. Ông viết: “Văn hoá Lương Chử (Liangzhu) được phát hiện tại trấn Lương Chử, Huyện Dư, thành phố Hàng Châu, Tỉnh Chiết Giang là nền Văn hoá có hậu kỳ đá mới tồn tại từ 3300 tới 2200 năm trước Tây lịch. Văn hoá Lương Chử phân bổ chủ yếu ở Thái Hồ, thuộc lưu vực sông Dương Tử, nơi người Việt cổ định cư”….(Xem phần chú thích thời đại Kinh Dương Vương lập quốc).
Điểm đặc biệt mà riêng cá nhân tôi rất hài lòng, cũng là một dịp may đã đáp ứng sự thắc mắc từ lâu chưa từng được mở tỏ, tôi nghĩ, chắc có nhiều người chưa được nắm bắt rõ ràng trong giai đoạn lịch sử 18 đời Hùng Vương qua một chiều dài có đến 2622 năm mà tại sao chỉ có 18 đời Hùng Vương? các sử gia, các học giả không nói rõ được. Nay có Cụ Biệt Lam Trần Huy Bá đã cất công sưu tầm, khảo cứu và cụ đã trình bày một cách khúc chiết rõ ràng có thể là mới lạ, nhưng có lẽ chúng ta coi đây là một tài liệu rất hợp lý, quý giá. (xem chú thich 18 chi của Hùng Vương trang ….) Trong tài liệu này ghi chép là “18 chi của 18 thời đại Vua Hùng”, mỗi chi gồm có nhiều đời vua. (Đọc chi tiết bên trong ghi rõ).
Nói đến lịch sử Việt Nam là một “Kho Tàng Văn Hoá Vĩ Đại”, tôi đã được nhìn tận mắt, đọc tận nguồn, đọc có lúc như choáng váng ngộp thở, con người và thời gian có hạn thì làm sao đọc tận cùng, hiểu rốt ráo! - Bởi vậy, nên những điều mà tôi được ghi nhận vào đây và “Diễn Hoá Ra Thơ” để cho dễ đọc dễ nhớ, lại có lúc bình thảng, rảnh rang đem ra nhâm nhi ngâm vịnh, trút bớt nỗi niềm nhớ nước nhớ quê. Và đây cũng là một tài liệu “Văn Học Lịch Sử Việt Nam” trao gởi đến mọi gia đình người Việt Nam ly hương, lưu giữ trong tủ sách hầu giúp duyên cho con cháu chúng ta được đọc để biết lịch sử Việt Nam, nền văn hoá của dân tộc Việt Nam ta đã trải qua gần “Năm Ngàn Năm Văn Hiến”.
Có một điều mà tôi phải xin lỗi, nhất là các bậc thầy và quí độc giả, vì trước đây cũng đã có ngưới thắc mắc và góp ý với tôi, sao không viết bằng một thể loại “THƠ”? – Điều đó cũng đúng thôi, tôi đã cảm ơn, nhưng xin thưa là, điều đó tôi không định trước và bắt buộc phải làm như vậy! vì tôi nghĩ, “Thi Hoá Thơ” thì cảm hứng nó bộc phát ra loại, luật nào thì ghi theo loại đó mà thôi.
Trong lời nói đầu nầy là phần thưa gởi tâm tư, trình bày ý nguyện cùng các bậc tiền bối và độc giả muôn phương, cũng như những vị đã quan tâm góp phần vào tác phẩm văn học lịch sử nầy. Trước nhất, tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư Đào Đức Chương, Bút danh Việt Thao, một nhà Sưu khảo, Biên khảo, một Giáo sư Sử học đã ưu ái khuyến khích tôi “Thi Hoá Việt Sử” để lưu lại cho văn học Việt Nam, Gs. cũng đã cung cấp cho một số tài liệu sử căn bản, tôi hứa sẽ cố gắng.
*- Ngoài ra còn có Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dũng, và Gíáo sư Võ Du, Nhà văn Chu Tấn, đã đóng góp nhiều ý kiến, cũng như đọc và sửa những sai sót chính tả văn phạm v.v…
*- Học giả Sử gia Trần Nhu, đã đọc kỹ và góp ý qua đề tài tôi đặt: “Nguồn Sử Việt Danh Nhân Thi Hoá”, Nhà văn Trần Nhu đã đề nghị tôi thay đổi đề tài cho tác phẩm là: “VIỆT NAM SỬ THI” ý kiến nầy thật xúc tích, đầy ý nghĩa, tôi hoan hỷ chấp nhận.
*- Giáo Sư Đào Đức Chương sau khi soát xét, nghiền ngẫm và hoan hỷ thúc đẩy tôi sớm hoàn tất bộ sử liệu quan thiết cho nền văn hoá Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thời đại.
*- Tác phẩm được sắp xếp chu đáo, sưu tầm hình ảnh, trình bày sáng sủa, sống động, layout chương mục rõ ràng, đẹp đẽ, nói chung vấn đề trang trí sách thật kỳ công, mỹ thuật v.v… do sự đóng góp chuyên môn của Kỷ sư Trần Vũ đã tạo nên bộ sách trang nhã và khiêm tốn, đầy ý nghĩa của nền văn học Việt Nam.
Cuối cùng, tôi nghĩ rằng: “Một tác phẩm thi hoá về lịch sử không thể nào lột hết từng chi tiết, ghi rõ hết từng sự việc cho mỗi trường hợp, mỗi vấn đề, hay có những điều quan thiết mà thiếu sót, đó là điều chắc chắn nơi thi phẩm nầy, rất mong được sự góp ý, bổ sung những điều quan trọng giúp cho lần tái bản được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cáo lỗi cùng các Học giả, Văn học, Sử gia, các nhà làm văn hoá và quí độc giả muôn phương !”
Và cũng là điều hết sức cảm động qua sự quan tâm của quí vị như: Gs. Đào Đức Chương, Gs. Nguyễn Hồng Dũng, Gs. Võ Du, Nhà văn Chu Tấn, Nhà văn học Sử gia Trần Nhu, Kỷ sư Trần Vũ v.v… đã giúp cho tác phẩm “VIỆT NAM SỬ THI” thành toàn một cách tốt đẹp, tác giả xin chân thành cảm ơn quí vị.
Fresno, California Mùa Xuân Năm Mậu Tuất
Việt lịch năm thứ 4897
Tây lịch năm 2018
Tác giả kính bút
Giác Lượng Tuệ Đàm Tử
|